Hiện nay trên thị trường ô tô có rất nhiều các loại xe được gọi là xe lào, xe cam, xe ngân? Vậy xe lào, xe cam, xe ngân là gì? Có nên nhận cầm xe ngân, xe lào, xe cam không? Và rủi ro nếu các tiệm cầm đồ cầm trúng phải xe lào, xe ngân là gì?
Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về xe ngân là gì và những điều cần lưu ý về các loại xe này thì bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết sau đây của Camdohanoi.vn. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ cố gắng tổng hợp và khái quát lại tất các vấn đề liên quan đến xe lào, xe cam, xe ngân là gì, xin mời quý vị và các bạn cùng theo dõi!
Xe lào, xe cam, xe ngân là gì?
Xe Lào là gì?
“Xe Lào, xe cam” là những thuật ngữ “chuyên ngành” của giới buôn xe thường nói về các loại xe ô tô có xuất xứ nguồn gốc từ các quốc gia biên giới láng giềng với Việt Nam như: Lào, Campuchia, Thái Lan,… Với các loại xe ô tô khi nhập khẩu tại các quốc gia này thường bị đánh thuế thấp hơn ở Việt Nam, nên giá xe thường chênh lệch rất nhiều so với giá bán tại Việt Nam.
Xe lào, xe cam muốn chạy ở Việt Nam thì thường ở 2 dạng gồm :
- Dạng nhập lậu: Xe ô tô này thường bị bùa phép thay đổi biển số và giấy đăng ký (cà vẹt xe) giả cùng loại xe/mẫu đã được cấp tại Việt Nam.
- Dưới dạng xe ô tô đăng ký “tạm nhập/tái xuất/xe ngoại giao”: và vẫn phải đeo biển số của quốc gia nơi đăng ký, và giấy phép cung cấp lưu hành tại Việt Nam chỉ cho phép thời hạn lưu hành < 30 ngày. Và khi hết hạn phải đăng ký lại hoặc buộc phải trả về quốc gia đăng ký nhập/xuất.
Theo quy định, xe Lào hay Campuchia vẫn phải đeo biển kiểm soát của các quốc gia nói trên khi hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam theo diện “tạm nhập, tái xuất”. Những xe này chỉ được hoạt động tại Việt Nam không quá 30 ngày, sau đó phải về nước hoặc đến cửa khẩu xin gia hạn tiếp nếu có nhu cầu.
Chính sách thuế, giá xe ô tô ở nước bạn rẻ hơn nhiều so với tại Việt Nam, nhất là các loại xe sang, dung tích xy-lanh lớn. Do đó rất nhiều trường hợp bằng cách này hay cách khác mà các xe có nguồn gốc Lào, Campuchia ở lại Việt Nam luôn mà không được “tái xuất” về nước.
Xe ngân là gì?
Xe Ngân là gì? Theo thông tin từ những hội mua bán xe cũ thì xe ngân là thuật ngữ của giới uôn xe dùng để ám chỉ các loại xe ô tô đã được đem đi thế chấp cho ngân hàng hoặc đã đăng ký công chứng mua/bán giao dịch đảm bảo tại phòng công chứng nhưng chưa làm thủ tục sang tên để vay tiền sử dụng với mục đích riêng trước đó.
Xe ngân là tài sản đã được đăng ký giao dịch đảm bảo, khi kiểm tra trên hệ thống của “Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm – Bộ Tư pháp” theo số khung/số máy/biển số xe, nếu là xe đã đem đi thế chấp ngân hàng hoặc đã đăng ký công chứng sang tên sẽ được cập nhật và hiển thị trên hệ thống này.
Hiện có rất nhiều chủ xe hoặc người sở hữu đem xe đi cầm cố lấy tiền ra và bỏ xe. Chính vì vậy khi nhận cầm cố xe ngân tiệm cầm đồ sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Bởi chiếc xe ngân giờ đây buôn bán tới tay khách hàng sẽ có không giấy tờ từ chính chủ. Cụ thể thì xe vẫn đang bị thế chấp trên ngân hàng và chịu sự quản lý của ngân hàng nhưng chủ xe lại giấu giếm tẩu tán tài sản. Các giấy tờ đăng ký gốc của xe thì ngân hàng thế chấp đang giữ.
>>>Xem thêm: Dịch vụ cầm xe ô tô đang thế chấp ngân hàng
Trên thị trường hiện đang có bao nhiêu loại xe ngân?
Xe ngân cũng được chia làm nhiều loại khác nhau theo đánh giá của hội buôn xe cũ. Tùy theo nguồn gốc và đặc điểm của xe để phân định, bạn có thể tham khảo sau đây:
Xe ngân chính chủ: Đây là dòng xe ngân khi bán đi có kèm theo CMND/thẻ căn cước hoặc sổ hộ khẩu photo của chủ xe. Có trường hợp có giấy tờ viết tay của chủ xe.
Xe ngân không chính chủ: Tức là chiếc xe đó khi bán đi thiếu toàn bộ giấy tờ của chủ xe. Vì thế không hề xác định được ai là chủ sở hữu trước của xe.
Ngoài trường hợp chủ xe tự ý mang xe thế chấp ngân hàng thì bán tháo thì còn xuất hiện nhiều trường hợp khác éo le nữa. Cụ thể là: Trường hợp người khác thuê mượn xe đã thế chấp mang đi cầm cố rồi biến mất luôn. Chủ cầm đồ đành bán thanh lý chiếc xe này cho người khác.
Nếu bạn hỏi liệu xe ngân có tranh chấp hay không? Thì câu trả lời là: Có. Bản chất xe ngân là đang thuộc quyền quản lý của ngân hàng. Nếu chủ xe không thực hiện đúng nghĩa vụ với ngân hàng thì bất cứ khi nào ngân hàng gặp được xe cũng có thể thu hồi theo đúng quy định và trình tự đưa ra.
Xe ngân vẫn sử dụng bình thường, có ngoại thất – nội thất giống chiếc xe cũ vẫn hoạt động tốt, vẫn có thể lưu thông không giấy tờ trên đường. Có không ít người thắc mắc về việc xe ngân có đăng kiểm được hay không. Câu trả lời là vẫn có thể đăng kiểm nếu bạn làm việc được với bên ngân hàng để cung cấp giấy tờ.
Những rủi ro mà tiệm cầm đồ có thể gặp phải khi nhận cầm xe lào, xe cam, xe ngân là gì?
Tất cả xe Lào, xe Cam và xe Ngân khi các cơ sở kinh doanh cầm đồ nhận cầm cố đều sẽ có rủi ro cao, vì các tài sản này luôn bị pháp luật Việt Nam ràng buộc về chủ sở hữu hoặc thời gian sở hữu. Đối với từng loại xe Lào, xe Cam hoặc xe Ngân, người nhận cầm đồ sẽ gặp phải các kiểu rủi ro khác nhau cụ thể như:
Những rủi ro tiệm cầm đồ có thể gặp phải khi nhận cầm xe Lào, xe Cam là gì?
Như Camdohanoi đã nói trên thì xe Cam, xe Lào có 2 dạng là xe ô tô nhập lậu hoặc xe ô tô đang ở tình trạng tạm nhập/tái xuất/xe ngoại giao,… và có thời hạn lưu hành. Do đó là khi nhận cầm đồ xe ô tô các loại xe này tiệm cầm đồ sẽ có thể gặp các rủi ro xảy ra như sau:
- Không thể mua bán sang tên đăng ký giao dịch đảm bảo vì xe không phải xe được nhập khẩu chính ngạch.
- Không có thể bị tịch thu tài sản bất cứ lúc nào khi hết hạn lưu hành hoặc xe vi phạm nhập lậu(đeo biển số giả).
- Không thể lưu thông trên đường nếu xe hết hạn lưu hành, nếu người lái/sở hữu cố tình lái trên đường có thể bị tịch thu hoặc bị phạt/truy tố theo quy định của pháp luật.
- Người nhận cầm cố có thể mất trắng, bị phạt tiền, hoặc phạt tù nếu xe bị cơ quan chức năng tịch thu do xe có dấu hiệu vi phạm trốn thuế hoặc lưu hành xe lậu, xe biển giả.
- Mất tiền do khách cầm không muốn chuộc lại xe.
Những rủi ro tiệm cầm đồ có thể gặp phải khi nhận cầm xe Ngân là gì?
Như chúng tôi đã đề cập ở phần trên, xe Ngân là xe ô tô đã được đăng ký giao dịch đảm bảo thế chấp cho ngân hàng, hoặc đăng ký hợp đồng mua/bán tại các phòng công chứng. Chính vì vậy mà khi nhận cầm cố các loại xe Ngân tiệm cầm đồ sẽ có thể phải chịu những rủi ro sau:
- Không thể đăng ký làm hợp đồng mua/bán sang tên theo quy định của pháp luật Việt Nam, nếu chưa hủy giao dịch đảm bảo trên hệ thống của Bộ Tư Pháp.
- Có thể bị ngân hàng tịch thu xe bất cứ lúc nào nếu chưa thực hiện giải chấp xóa nợ với ngân hàng.
- Người nhận cầm cố ó thể bị phạt tiền, hoặc bị khởi tố hình sự nếu có dấu hiệu phạm tội mua/bán xe gian.
- Mất tiền do khách cầm không muốn chuộc lại xe đã cầm.
Có nên cầm xe Ngân, xe Lào, xe Cam không?
Quy định của pháp luật Việt Nam, xe Lào hay xe Campuchia khi lưu thông trên đường xá Việt Nam thì phải đeo biển kiểm soát của quốc gia đó theo diện “tạm nhập, tái xuất”. Những chiếc xe ô tô nước ngoài này chỉ được phép lưu thông trên đường phố Việt Nam trong vòng 30 ngày, sau đó phải quay về nước hoặc là tới cửa khẩu để xin gia hạn lưu thông tiếp nếu lại có nhu cầu.
Thực tế thì xe ngân, xe Lào, xe Cam lưu thông trên đường là ngụy trang biển kiểm soát, biển giả, làm giả giấy tờ xe,…Vì thế nên xe ngân, xe Lào, xe Cam là dòng xe không được pháp luật cho phép lưu thông trên đường nếu không đầy đủ giấy tờ, thuộc xe phi pháp, xe đang tranh chấp quyền sở hữu.
Các loại xe Lào là xe ngoại giao chỉ được phép lưu hành có thời hạn ở Việt Nam hoặc là xe nhập lậu, còn xe Ngân là xe đã được đăng ký giao dịch đảm bảo và thuộc quyền sở hữu của Ngân hàng.
Do đó, xe Lào hoặc xe Ngân đều không thể mua/bán hoặc cầm cố nếu chưa hoàn tất các vấn đề sau :
- Nếu là xe Lào thì phải đăng ký nhập khẩu chính ngạch và đóng thuế theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam thì chủ sở hữu xe mới có quyền thực hiện các giao dịch mua/bán sang tên hoặc cầm cố tại các tiệm cầm đồ, hoặc ngân hàng.
- Còn với các xe Ngân là xe đã đem đi thế chấp cho ngân hàng, thì đây là tài sản của Ngân Hàng đã được đăng ký giao dịch đảm bảo. Pháp luật Việt Nam có nêu rõ tại “Điều 323. Quyền của bên nhận thế chấp – Bộ Luật dân sự 2015”.
Điều 323. Quyền của bên nhận thế chấp – Bộ Luật dân sự 2015, có quy định cụ thể như sau:
- Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.
- Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.
- Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.
- Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
- Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.
Do đó, xe Ngân nếu muốn thực hiện các giao dịch mua/bán hoặc cầm cố cho người khác thì chủ sở hữu phải thực hiện giải chấp, trả hết nợ cho ngân hàng. Trong trường hợp nếu người vay không có tiền, người nhận cầm cố có thể thỏa thuận với người vay và ngân hàng, giải chấp trả hết nợ cho ngân hàng để chuộc xe và cho người vay (chủ xe) vay thêm 1 số tiền chênh lệch với giá trị thực + số tiền đã thực hiện giải chấp với ngân hàng.
Tóm lại, việc nhận cầm các loại xe Lào, xe Cam hoặc xe Ngân sẽ có rất nhiều rủi ro như đã kể trên, và có nguy cơ mất tiền và mất cả tài sản hoặc bị phạt tiền và khởi tố (nếu có dấu hiệu phạm tội tiêu thụ/sử dụng xe gian, xe không đăng ký theo quy định của pháp luật nhà nước Việt Nam). Nếu bạn đang kinh doanh dịch vụ cầm đồ thì bạn nên cực kỳ cẩn thận trong việc cầm cố các loại xe này.
Kết Luận
Trên đây là những chia sẻ của Camdohanoi.vn về xe lào, xe cam, xe ngân là gì? Có nên nhận cầm xe ngân, xe lào, xe cam không? Và rủi ro nếu các tiệm cầm đồ cầm trúng phải xe lào, xe ngân là gì? Hy vọng bài viết này của chúng tôi sẽ là tài liệu tham khảo, hữu ích giúp cho quý vị và các bạn để hoạt động kinh doanh tiệm cầm đồ được hiệu quả hơn.
Mọi thông tin thắc mắc cần được giải đáp hoặc cần góp ý liên quan đến bài viết hoặc về các loại dịch vụ cầm đồ, vay thế chấp, tín chấp, cầm cố tài sản, cầm xe ô tô, cầm xe ô tô trả góp,… khác của camdohanoi, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
Công ty cổ phần thương mại tài chính Hà Nội
- Email: hanoicamdo@gmail.com
- Website: https://camdohanoi.vn/
- Facebook: fb.com/camdohanoilaisuatthap/
- Địa chỉ tại Hà Nội: Số 10 Đỗ Đức Dục, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Địa chỉ tại Tp.HCM: Số 523 Đỗ Xuân Hợp, Quận 9, TP.HCM