Cầm xe ô tô đi thuê, đi mượn, không được sự cho phép của chủ xe mà tự ý mang đi cầm đồ, thế chấp để lấy tiền thì phạm tội gì? Sẽ bị phạt từ hay chỉ bị xử phạt hành chính? Nếu bị phạt tù thì thời hạn là bao lâu và phạt hành chính thì mức phạt tiền là bao nhiêu?
Để tìm hiểu kỹ hơn về loại hành vi lừa đảo cầm xe ô tô đi thuê, đi mượn và cách xử lý hành vi phạm pháp này theo quy định của pháp luật ra sao, xin mời quý vị và các bạn cùng đón đọc bài viết sau đây của Camdohanoi.vn
Cầm xe ô tô đi thuê, đi mượn là gì?
Cầm xe ô tô đi thuê, đi mượn là những thủ đoạn, chiêu trò của những kẻ gian dùng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của chủ cho thuê xe và các địa chỉ cầm đồ. Để có thể qua mắt được các cửa tiệm cầm đồ còn non kinh nghiệm những đối tượng này thường làm giả các loại giấy tờ xe. Và chúng thường muốn cầm xe ô tô với giá cao nhất có thể, gần như là “Cắm đứt luôn chiếc xe”.
Để tránh trường hợp “Tiền mất tật mang” các cửa hàng cầm đồ xe ô tô nên cẩn thận khi cầm cố loại tài sản này, và nên từ chối cầm khi có các đối tượng có dấu hiệu khả nghi đến cầm xe ô tô đi thuê tự lái. Và khi phát hiện bị lừa cầm xe ô tô đi thuê thì các chủ tiệm cầm đồ cầm liên hệ ngay với công an để có phương án giải quyết phù hợp nhất.
Nếu các cơ sở cầm đồ “tiếc của” mà lại mang chiếc xe đi thuê bị cầm cố đi lừa bán cho người khác thì cũng sẽ bị tính là phạm pháp và có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thủ đoạn cầm xe ô tô đi thuê của các đối tượng lừa đảo
Với nhu cầu sử dụng xe ô tô ngày càng cao, thì dịch vụ cho thuê xe ô tô, cho thuê xe ô tô tự lái cũng được mở ra rất nhiều để phục vụ nhu cầu sử dụng xe của những người chưa đủ điều kiện kinh tế mua xe ô tô, người cần sử dụng xe ô tô trong 1 khoảng thời gian ngắn,… Tuy nhiên ngành dịch vụ cho thuê xe cũng gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro vì bị những đối tượng xấu lợi dụng việc thuê xe ô tô để mang đi cầm cố.
Thông thường để có thể thuê được một chiếc xe ô tô tự lái, người đi thuê xe cần đáp ứng các điều kiện của chủ xe đưa ra, cụ thể như sau:
- Để lại CMND/Thẻ căn cước,
- Làm hợp đồng thuê xe theo thời hạn,
- Người thuê sẽ không được giao các loại giấy tờ xe.( Khi gặp phải sự cố có thể liên hệ với chủ xe để giải quyết)
Tuy nhiên với công nghệ máy móc hiện đại như hiện nay, thì các đối tượng lừa đảo này sẽ làm giả các loại giấy tờ từ CMND/Thẻ căn cước, giấy tờ xe, và các loại giấy tờ có liên quan khác để có thể lừa thuê được xe ô tô và mang đến cầm tại các tiệm cầm đồ nhỏ. Những địa chỉ cầm đồ mới mở còn thiếu kinh nghiệm sẽ rất dễ dàng bị các đối tượng này lừa nhận cầm cố xe ô tô.
Camdohanoi có thể nói qua về trình tự mà các đối tượng này dùng sẽ có thể diễn ra như sau :
- Bước 1: Thuê xe tự lái tại các dịch vụ cho thuê xe bằng giấy tờ thật hoặc giả.
- Bước 2: Làm giả giấy tờ xe, và các giấy tờ tùy thân khác.
- Bước 3: Đem xe đến các tiệm cầm đồ vay với số tiền tối đa nhất có thể.
- Bước 4: Nếu thành công, chúng sẽ bỏ trốn đến nơi khác để lại phần rắc rối này cho chủ tiệm cầm đồ và chủ xe tự giải quyết.
Cầm xe ô tô đi thuê bị tội gì? Có bị đi tù không?
Không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của mình hay của người khác ủy quyền mà mang đi cầm cố/thế chấp/mua bán là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy pháp luật Việt Nam quy định tội danh của các đối tượng này như thế nào? Xin mời bạn theo dõi ngay sau đây:
Theo quy định của Luật pháp Việt Nam về hành vi của người phạm tội
Căn cứ theo Bộ luật hình sự 2015 (Sửa đổi năm 2017), tại Điều 175: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có quy định như sau:
Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Như vậy, đối tượng vay, mượn, thuê ô tô của người khác mà đem đi cầm cố hoặc mua bán khi chưa được sử ủy quyền và cho phép của chủ xe sẽ mang tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trong trường hợp này thì khi bị kết án, người này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm và bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tình tiết giảm nhẹ
Nếu đối tượng mới lần đầu thực hiện, số tiền lừa đảo chiếm đoạt ít và đã khắc phục hậu quả. Thì luật cũng có quy định tại các điều 46, 54, tại bộ này để được giảm nhẹ tội danh đối với hành vi lừa đảo thuê xe tự lái rồi đem đi cầm cố hoặc mua bán như sau:
Tại Điều 46: có quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm.
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả.
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng.
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.
2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.”
Tại Điều 54: Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.
2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Như vậy, các đối tượng lừa đảo lần đầu phạm tội, thì luật Việt Nam cũng có các tình tiết giảm nhẹ với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoặc bên chủ xe bãi nại, thỏa thuận với gia đình bị cáo và khắc phục hậu quả.
Tình tiết tăng nặng
Nếu đối tượng đã có tiền án, tiền sự, hoặc đang thi hành án, thì pháp luật Việt Nam cũng quy định rõ mức tình tiết tăng nặng đối với hành vi cầm xe ô tô đi thuê tự lái, xe đi mượn theo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mức hình phạt tăng nặng tại các điều 174 và 175.
Bộ luật hình sự cũng có ghi rõ các mục tại điều 174 và 175 có nội dung như sau :2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;e) Tái phạm nguy hiểm.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Nhận cầm ô tô đi thuê tự lái không chính chủ có vi phạm pháp luật không?
Đối tượng lừa đảo cầm xe ô tô đi thuê mang đi bán hoặc cầm cố ở tiệm cầm đồ là hành vi vi phạm pháp luật được liệt vào hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy nếu chủ tiệm biết đây là tài sản phạm tội mà có thì chủ tiệm cầm đồ sẽ chịu tội gì?
Nếu tiệm cầm đồ biết chiếc xe là tài sản có được do phạm pháp, là xe ô tô thuê tự lái mà vẫn cố tình cầm xe ô tô đi thuê thì chủ tiệm cầm đồ sẽ có thể bị truy tố hình sự và có thể bị phạt tù. Và tất nhiên nếu cơ quan có thẩm quyền điều tra làm rõ tiệm cầm đồ cũng là bên bị hại thì tiệm cầm đồ cũng sẽ vô tội và được bồi thường thiệt hại theo quyết định của tòa án.
Theo quy định của Luật pháp Việt Nam về hành vi phạm tội của tiệm cầm đồ
Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Điều 1 và Điều 2 Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT-BCA-BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn áp dụng quy định của bộ luật hình sự về tội chứa chấp, nhận cầm cố hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau:
Các hành vi sau sẽ bị coi là hành vi chứa chấp tài sản phạm pháp:
- Cất giữ, che giấu, bảo quản tài sản; cho để nhờ, cho thuê địa điểm để cất giữ, che dấu, bảo quản tài sản đó” và “tiêu thụ tài sản là một trong các hành vi sau đây: mua, bán, thuê, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho, tặng, nhận tài sản hoặc giúp cho việc thực hiện các hành vi đó.
- Tài sản do người khác phạm tội mà có được xác định là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua).
- Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có được xác định là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội.”
Cũng theo Bộ Luật Hình sự sửa đổi 2015 tại Điều 323: Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, có quy định như sau:
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, trường hợp chủ tiệm đã biết đây là tài sản phạm tội mà vẫn cố tình nhận cầm thì có thể sẽ bị phạt tiền với mức phạt cao nhất là 100.000.000 đồng và có thể bị phạt tù với mức phạt cao nhất là 15 năm nếu thuộc tình tiết tăng nặng.
Các chủ tiệm cầm đồ có thể phải chịu thiệt hại cả về tài chính lẫn phạt tù nếu nhận cầm nhầm tài sản là do lừa đảo mà có. Chủ tiệm cầm đồ có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu công an điều tra phát hiện chủ tiệm biết rõ tài sản là xe tự lái, xe đi thuê, đi mượn không phải chính chủ nhưng vẫn nhận cầm xe ô tô đi thuê.
Lời khuyên từ Camdohanoi.vn
Tất cả các tài sản ô tô thuê để tập lái mà đem đi bán hoặc cầm cố thì đều bị tội danh liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Và đối tượng này sẽ bị pháp luật Việt Nam truy cứu trách nhiệm hình sự phạt tù và phạt tiền cực kỳ nặng nếu số tiền chiếm đoạt lên tới con số quá lớn.
Còn với đối tượng là chủ tiệm cầm đồ, nếu biết rõ tài sản do chiếm đoạt mà có, tài sản không chính chủ, mà vẫn nhận cầm cố thì cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do lừa đảo mà có.
Lời khuyên của camdohanoi.vn với người chủ cho thuê xe và cả các tiệm cầm đồ đóa là bạn nên tìm hiểu thật kỹ thông tin và tính hợp pháp của tất cả các loại giấy tờ xe, xe xem có đúng là của người đi thuê xe, người cầm xe ô tô mang đến hay không. Tránh trường hợp làm qua loa, không cẩn thận dẫn tới bị lừa, và gây hậu quả nghiêm trọng.
Nguồn: Được Camdohanoi.vn biên soạn và tổng hợp lại từ nhiều nguồn tin khác nhau.
Trên đây là những chia sẻ của Camdohanoi.vn về Cầm xe ô tô đi thuê bị tội gì? Cầm xe ô tô đi thuê có bị phạt tù không và các quy định pháp luật liên quan đến việc cầm xe ô tô đi thuê tự lái, xe đi mượn, xe không chính chủ. Hy vọng bài viết này của Camdohanoi.vn sẽ là tài liệu tham khảo, hữu ích giúp bạn bổ sung được kiến thức để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất khi rơi vào trường hợp bị cầm xe ô tô đi thuê tự lái.
Mọi thông tin, thắc mắc cần được giải đáp hoặc cần góp ý liên quan đến cầm xe ô tô đi thuê tự lái bị tội gì hay về các loại dịch vụ cầm đồ, vay thế chấp, tín chấp, cầm cố tài sản, cầm xe ô tô, cầm xe ô tô trả góp,… quý khách vui lòng liên hệ với Camdohanoi qua:
Công ty cổ phần thương mại tài chính Hà Nội
- Email: camdohanoi@gmail.com
- Website: https://camdohanoi.vn/
- Địa chỉ tại Hà Nội: Số 176 Đình Thôn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Địa chỉ tại Hải Phòng: Số 15 Lạch Chay, Hải Phòng
- Địa chỉ tại Tp.HCM: Số 523 Đỗ Xuân Hợp, Quận 9